Các loại bệnh liên quan đến thận và Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh thận

Nếu bạn bị mắc bệnh về thận và đang muốn tìm hiểu một số thông tin về bệnh thận thì Blog Ẩm Thực Y Học sẽ cung cấp cho bạn Các Loại Bênh Liên Quan Đến Thận cùng với một số Chế Độ Ăn Tốt Nhất Cho Người Bệnh Thận dưới đây nhé!
Xem thêm: Người Bệnh Thận Nên Ăn Gì? Thực Đơn Cho Người Bị Bệnh Thận 

1. Suy Thận

Cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, thận có thể bị suy yếu hư hao vì nhiều lý do. Chức năng bài tiết của thận giảm một cách tự nhiên theo nhịp độ già hóa của cơ thể. Đến tuổi 70 thì số tiểu cầu thận giảm, lượng máu qua với thận cũng bớt đi và thận đã có một vài khó khăn đáp ứng với sự thay đổi hóa chất trong máu. Bình thường, thận có thể tiếp tục nhiệm vụ bài tiết dù chỉ còn lại vài chục phần trăm tiểu cầu lọc. Các tiểu cầu này sẽ lớn lên và làm việc gấp đôi gấp ba để bù đắp cho các tiểu cầu đã bị hư hao.
cac-benh-lien-quan-den-than
Các Bệnh Liên Quan Đến Thận
Thận có thể bị viêm do các tác nhân hóa học, dược phẩm, vật lý hay tác nhân gây nhiễm. Bệnh ngoài thận như tiểu đường, cao huyết áp, hoặc một cản trở lưu thông máu tới thận cũng đủ để làm thận không làm việc được. Hậu quả của suy thận là sự ứ đọng các chất cặn bã trong máu, nhất là loại urea. Thận suy từ từ. Lúc đầu hầu như không có dấu hiệu. Rồi một số bệnh nhân cảm thấy hơi mỏi mệt, hay đi đái đêm vì thận không còn khả năng cô đọng nước tiểu, bàn chân hơi sưng, huyết áp hơi lên cao, hồng cầu hơi giảm. Khi bệnh trầm trọng thì các biến chứng cũng leo thang: huyết áp cao vọt, nhịp tim loạn xạ, thiếu hồng cầu, xương yếu dễ gãy, xuất huyết bao tử...
Khoáng sodium và potassium bị giữ lại trong cơ thể. Nhiều sodium quá dẫn đến cao huyết áp, sưng phù chân. Potassiura cao làm nhịp tim đập loạn. Bệnh nhân ói mửa, sụt cân, trở nên suy yếu dần nếu không chữa trị kịp thời. Khi đã đến giai đoạn cuối cùng của thận suy thì chỉ có cách thay thận hoặc thẩm tách huyết (hemodilysis) mà một trong nhiều công dụng là để loại bỏ potassium và urea quá cao trong máu.

 Dinh dưỡng khi bị suy thận rất quan trọng và tập trung vào các mục đích sau đây

cac-loai-benh-lien-quan-den-than-2
Các Loại Bệnh Liên Quan Đến Thận 2

  • Tránh cho thận khỏi làm việc quá sức
  • Tranh suy dinh dưỡng mà vẫn giữ sức nặng bình thường của cơ thể
  • Tránh mất thăng bằng khoáng sodium và potassium
  • Tránh máu nhiễm hóa chất bã urea
  • Cặn bã của đạm chất trong chuyển hóa là urea mà thận phải loại ra ngoài. Ăn càng nhiều đạm chất thì cặn bã urea càng cao và thận càng phải làm việc khó nhọc hơn để bài tiết ra ngoài. Tiêu thụ chất đạm tăng hay giảm tùy theo tình trạng suy thận. Với suy thận kinh niên thì có việc hạn chế chất đạm trong phần ăn. Chất đạm cho người bệnh phải có phẩm chất tốt, với đủ các loại amino acid. Thịt động vật hội đủ điều kiện này hơn chất đạm từ thực vật. Nhưng người bệnh vẫn cần mộ số calories căn bản, nên khi giảm đạm, ta có thể tăng carbohydrates hoặc chất béo loại bất bão hòa.

Những thực phẩm nên dùng đối với người bị suy thận:

- Chất bột đường: Các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến đong, bột sắn dây.
- Chất béo: Dầu, mỡ, bơ. Nên sử dụng 35g - 40g một ngày, 2/3 là thực vật.
- Chất đạm: Thịt nạc, cá 50g một ngày; Sữa 100 - 200ml một ngày; trứng gà, Vịt: 2 - 3 quả một tuần.
- Các loại rau quả: Ăn loại ít đạm, nên dùng loại ngọt, hàm lượng kali thấp.

Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế:

cac-loai-benh-lien-quan-den-than-3
Các Loại Bệnh Liên Quan Đến Thận 3
- Chất bột đường: Hạn chế gạo, mì. Chỉ nên ăn dưới 150g một ngày.
- Chất béo: Ăn ít mỡ, tránh các loại phủ tạng động vật.
- Chất đạm: Không nên ăn đậu, đỗ, lạc, vừng.
- Các loại rau quả: Tránh các loại quả có vị chua; rau ngót, mồng tơi, rau đay.

Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:

- Gạo tẻ: 50 - 100g.
- Khoai sọ, khoai lang: 200 - 300g.
- Miến dong: 100 - 120g.
- Bột sắn, bột đao: 20g.
- Đường kính: 30 - 50g.
- Sữa tươi: 100 - 200ml.
- Thịt nạc hoặc cá: 50g.
- Trứng vịt, gà 1 quả, tuần ăn: 2 - 3 lần.
- Dầu ăn: 20 - 30g.
- Rau: 200 - 300g.
- Quả chín: 200 - 300g.

Nếu ăn số lượng như trên thì giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn sẽ là:

- Năng lượng: 1600 - 1700kcal.
- Đạm có nguồn gốc động vật: 16 - 18g.
- Đạm có nguồn gốc thực vật: 11 - 13g.
- Tổng số đạm: 27 - 29g.
- Chất béo động vật: 10 - 12g.
- Chất béo thực vật: 30 - 32g.
- Tổng số chất béo: 40 - 45g.
Chú ý ăn nhạt hoàn toàn, hết phù có thể ăn 2 thìa cà phê nước mắm mỗi ngày.

2. Sỏi Thận

Theo thống kê, trung bình có 10% nam giới và 3% nữ giới đều bị sạn thận ít nhất một lần trong đời. Có 4 loại sạn thận tùy theo hóa chất cấu tạo sạn. Mặc dù triệu chứng các loại sạn giống nhau nhưng nguyên nhân cấu tạo cũng như sự điều trị đều khác nhau. Thông thường nhất là sạn với calcium oxalate hoặc phosphate với tỷ lệ 90% và thường thấy ở nam giới vào tuổi trung niên. Các loại khác là sạn uric acid, magnesium ammonium sulfate và cystine. Khi nồng độ các chất này trong nước tiểu lên cao thì chúng kết tinh thành sạn trong thận hoặc ở ống dẫn nước tiểu.
cac-loai-benh-lien-quan-den-than-4
Các Loại Bệnh Liên Quan Đến Thận 4

Nguyên nhân của sự kết tinh cũng như làm sao ngăn ngừa sự kết tinh đều chưa được làm sáng tỏ mặc dù đã có nhiều nghiên cứu khoa học. Nhưng đều chắc chắn là sạn tái kết tinh nhiều lần trong cuộc đời người bệnh. Một số yêu tố có thể đưa tới sạn thận như thực phẩm có ít calcium, nhiều phosphore, nhiều potassium, nhiều chất đạm động vật thiếu sinh tố A, nhiễm trùng hoặc trở ngại lưu thông đường tiểu tiện, không uống nước đầy đủ, nằm bất động quá lâu, cao calcium và di truyền. Sạn âm thầm kết tinh. Sạn nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài. Khi sạn di chuyển là lúc người bệnh thấy đau ở ngang thắt lưng, chạy xuống bẹn và đùi và đi tiểu ra máu. Dù sạn lớn hay nhỏ, bệnh nhân đều được khuyến cáo là nên tiêu thụ một lượng nước lớn mỗi ngày (1,5 lít đến 2 lít mỗi ngày) để có 2 lít nước tiểu, ngõ hầu tránh hóa chất kết tinh dẫn tới sạn.

Dinh dưỡng với bệnh sỏi thận

Sỏi Calci

Chiếm 80% trong tất cả các loại sỏi thận, bao gồm sỏi oxalate calcium và phosphore calcium. Thường ở những bệnh nhân này có tình trạng tăng hàm lượng calcium trong nước tiểu (trên 4mg/kg/cân nặng/ngày); tăng oxalate trong nước tiểu (trên 0,7mg/kg/ngày) và nồng độ citrate trong nước tiểu giảm thấp. Vì vậy tiết chế dinh dưỡng được khuyến cao như sau:
- Khi hàm lượng calcium tăng trong nước tiểu thì nên tính toán lượng calcium đưa vào cơ thẻ ở mức 500mg/ ngày và đạm ở mức 1g/kg/ngày, uống nhiều nước, tránh ăn quá nhiều muối (không ăn quá 10g muối mỗi ngày). Giảm các thực phẩm làm tăng oxalate trong nước tiểu như: dâu tây, chocolate, trà, rau dền, cám của lúa mì, củ cải đường, và hạt dẻ. Nếu có tình trạng citrate niệu thấp, người bệnh sẽ được bác sĩ cho uống thêm citrate kali mỗi ngày. Ngoài ra, vitamin C không nên dùng với liều trên 1000mg/ngày.

Sỏi Acid Uric

Sỏi này thường gặp ở những người ít uống nước, hoặc dùng thuốc aspirin, probenecid kéo dài, hoặc ăn nhiều những thực phẩm có tính acid làm cho nước tiểu tăng tính acid là điều kiện thuận lợi để tạo sỏi. Trong tiết chế dinh dưỡng người bệnh cần uống nhiều nước để duy trì lượng nước tiểu hàng ngày trên 2 lít và ăn các thực phẩm có tính kiềm như:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Dừa, hạt dẻ, quả hạnh nhân.
- Tất cả các loại rau trừ bắp, đậu lăng.
- Tất cả các loại trái cây, trừ quả việt quất, quả mận khô nho khô.
- Mật và nước rỉ đường.

Sỏi Struvite (Sỏi san hô)

Thường tạo ra khi có nhiễm trùng tiểu do proteus, klebsiella. Vì vậy chỉ cần điều trị nhiễm trùng, không cần tiết chế dinh dưỡng. Đối với người bình thường, để đề phòng ngừa bệnh sỏi thận cần chú ý một số điểm sau:
- Mỗi ngày nên uống 1,5 lít đến 2 lít nước.
- Ăn nhiều rau, trái cây.
- Không dùng kéo dài những loại thuốc có khả năng làm nước tiểu tăng tính acid như: aspirin, probenecid. Nếu bác sĩ chỉ định sử dụng những loại thuốc trên thì cần chú ý lựa chọn những thực phẩm giàu tính kiềm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Trong bệnh viêm cầu thận cấp

Những thực phẩm nên dùng:
- Chất bột đường: Có nguồn gốc từ các loại đường mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến đong, bột sắn dây.
- Chất béo: Nên sử dụng 30 - 35g/ ngày.
- Chât đạm: Giảm đạm, số lượng tùy thuộc vào cân nặng. Nên sử dụng đạm có nguồn gốc từ động vật như thịt nạc, cá, sữa, trứng.
- Các loại rau quả: Trong giai đoạn vô niệu thì không được ăn rau quả. Nếu tiểu được nhiều thì ăn rau quả như bình thường.
Những thực phẩm không nên dùng:
- Chất bột đường: Không nên sử dụng loại ngũ cốc nhiều đạm như gạo, mì. Chỉ nên ăn dưới 150g/ngày.
- Chất béo: Không nên sử dụng các loại có nguồn gốc động vật.
- Chất đạm: Không nên sử dụng nhiều các chất đạm có nguồn gốc thực vật.
- Các loại rau quả: Theo dõi lượng nước tiểu để sử dụng số lượng rau quả hợp lý. Nếu vô niệu hoặc thiểu niệu thì không ăn rau quả.
Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:
- Gạo tẻ: 100g - 150g.
- Khoai sọ, khoai lang: 200 - 300g.
- Thịt nạc hoặc cá: 50 - 100g.
- Trứng vịt, gà 1 quả, tuần ăn 2 - 3 lần.
- Dầu ăn: 20- 30g.
- Rau: 200 - 300g.
- Quả: 200 - 300g.
- Nước: bằng số lượng nước tiểu hàng ngày cộng thêm 300 - 500ml.
Xem thêm: Một số rau củ quả và hạt tốt cho người bị bệnh thận
Được tổng hợp bởi: ChefOfKing.Net

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.